VIỆT PR SHOP

Bột ngâm chân

04/10/2022

Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người, lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo, dưới bàn chân có hơn 60 huyệt vị.

Theo y học cổ truyền phương Đông, bàn chân có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ với những cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể như thận, bàng quang, lá lách,... thông qua các đường kinh, đường lạc phân bố dày đặc ở bàn chân.

Khi cơ thể gặp vấn đề ở bất cứ bộ phận nào, ấn vào các phần tương ứng của lòng bàn chân cũng sẽ có cảm giác đau. Để tăng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, người xưa rất chú trọng tới việc chăm sóc đôi bàn chân bằng cách xoa bóp, bấm huyệt hay ngâm chân.

Ngâm chân là cách thức chăm sóc chân đơn giản và dễ làm, giúp cho khí huyết luôn được lưu thông, không bị ứ lại, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc.

Theo bác sĩ Hua Rui, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc, một số lợi ích của việc ngâm chân, nhất là trong những ngày thu đông gồm:

- Kích thích khí và máu đi xuống, giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ

- Kích thích các huyệt đạo và thúc đẩy tuần hoàn máu

- Cải thiện tình trạng da, làm đẹp và dưỡng da

- Phòng ngừa bệnh cúm theo mùa và hỗ trợ điều trị chứng đau đầu

 

THẢO DƯỢC NGÂM CHÂN

 

THÀNH PHẦN:

  1. Thổ Phục Linh:

Vị hơi ngọt, tính bình quy vào kinh can và vị. Có công dụng giải độc, trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt. Chủ trị trong các chứng đau nhức xương khớp, phong thấp, chứng cước khí (chân tay phù nề đau nhức), co rút gân cơ, nhức mỏi cơ, mụn nhọt, mẩn ngứa, đau bụng kinh, ngộ độc thủy ngân, mày đay...

  1. Quế Nhục:

Bổ hỏa trợ dương tán hàn, chỉ thống, hoạt huyết thông kinh. Chủ trị lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần). Trích đoạn Y văn cổ

  • Sách Danh y biệt lục: " Lợi can phế khí, tâm phúc hàn nhiệt, lãnh cập, hoắc loạn chuyển cân, đầu thống, yêu thống. Thuốc làm ra mồ hôi, giảm bứt rứt, trị chảy nước miếng, ho, tắc mũi, làm mạnh khớp xương, thông huyết mạch, thuốc có thể sẩy thai".
  • Sách Bản thảo hội ngôn: " Nhục quế là thuốc trị chứng hàn ngưng bên trong. Phàm các chứng nguyên dương hư bất túc mà vong dương quyết nghịch, hoặc tâm phúc yêu thống mà nôn, tả; hoặc tâm thận hư hàn lâu ngày; hoặc vị hàn có lãi đũa (hồi trùng) gây đầy trướng vùng mõm ức; hoặc khí huyết hàn ngưng mà kinh mạch không thông đều dùng tốt, thuốc làm tăng khí của tâm thận, khiến cho dương trưởng thì âm tự tiêu, thuốc tráng dương mệnh môn".
  • Sách Y học Trung trung tham tây lục: " Phụ tử, Nhục quế đều có vị cay nóng đều có tác dụng bổ nguyên dương, nhưng nếu nguyên dương muốn thóat, thì nên dùng Phụ tử mà không dùng Nhục quế; vì Phụ tử vị đậm, còn Nhục quế khí vị đều đậm (mạnh), vừa bổ ích lại vừa tẩu tán, cho nên trong sách Thương hàn luận của Trọng Cảnh, các bài thuốc trị chứng Thiếu âm đều dùng Phụ tử mà không dùng Nhục quế. Nhục quế không nên sắc lâu, nên tán bột uống vì sắc lâu dược lực giảm".
  1. Kê Huyết Đằng

Kê huyết đằng có vị ngọt, tính ôn, đắng nhẹ chủ trị đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay, tê chân, giúp bổ huyết thông kinh, điều trị khí huyết kém, kinh nguyệt không đều.

Các nhà nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra tác dụng của kê huyết đằng mang đến lợi ích sức khỏe cho chúng ta trong việc điều trị bệnh như sau:

  • Giúp giảm viêm khớp do Formaldehyde gây ra, ngoài ra còn giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
  • Sử dụng nước sắc từ thảo dược sẽ mang đến tác dụng tốt đối với hệ tim mạch từ đó giúp giảm huyết áp.
  • Bên cạnh đó còn có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương giúp an thần, ngủ ngon và giảm đau hiệu quả.

 

  1. Đinh Hương:

Mùi thơm của tinh dầu đinh hương có tác dụng kích thích tinh thần để loại bỏ sự căng thẳng, giúp cơ thể thư giãn và cải thiện giấc ngủ.

  1. Địa Liền:

Cây địa liền có tính ấm và vị cay có tác dụng làm ấm tỳ vị, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tán hàn, tiêu thực và trừ thấp. Nước chiết của cây có công dụng lợi trung tiện và hạ đờm.

  1. Huyết Giác

Lợi máu, hoạt huyết, lợi khí, còn được dùng chữa các vết thương gây nên do máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bong gân, đau nhức xương,... Dùng huyết giác cùng các vị thuốc khác sắc uống hoặc ngâm huyết giác với rượu để xoa bóp phần đau.

  • Lưu thông máu, giảm đau do bị bong gân: Kết hợp huyết giác cùng với quế chi, đại hồi, địa liền, và một số thành phần khác đã tán nhỏ. Cho tất cả ngâm với rượu trắng và bôi vào vùng đau, và xoa bóp để thấy hiệu quả.
  • Chữa vết tụ máu do té ngã hay do bị phong thấp, đau nhức: Huyết giác cùng với huyết dụ cả cây sắc lên uống. Dùng 7-10 ngày.
Tags:
 
0 POINT
(0%)/ 5 START
0VOTE

Tin tức liên quan

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp - chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và phục vụ khách hàng

Gọi ngay để được tư vấn : 0878882999
VIỆT PR SHOP